Hà Văn Tú


HÀ VĂN TÚ

“Hà Văn Tú” là một vở diễn kinh điển trong kho tàng Việt kịch (Yue Opera) truyền thống. Vở kịch được chuyển thể từ tác phẩm truyền kỳ thời Minh mang tên “Hà Văn Tú Ngọc Xoa Ký”.

tran-le-quan-ha-van-tu

(Trần Lệ Quân)

 Nội dung 

Nội dung vở kịch kể về thời Gia Tĩnh  (niên hiệu của Hoàng đế Minh Thế Tông) , phe gian thần “Nghiêm Đảng” lạm quyền và hãm hại gia đình Thị lang Lễ bộ Hà Trung. Con trai ông là Hà Văn Tú cùng vợ là Vương Lan Anh phải bỏ nhà trốn chạy trong đêm. Trên đường chạy nạn, đến Hải Ninh thì bị cường hào ác bá Trương Đường vu hãm. Sau khi may mắn thoát nạn và sống lưu lạc ba năm, Hà Văn Tú đỗ trạng nguyên, rửa sạch oan khuất cho gia đình.

Từ ngày 17 đến 19 tháng 4 năm 2024, vở “Hà Văn Tú” được biểu diễn tại Nhà hát Phương Hoa, Phúc Châu.

1. Nguồn gốc vở diễn

Đây là một vở kịch truyền thống của loại hình nghệ thuật Chiết Giang - Việt kịch. Câu chuyện bắt nguồn từ truyền kỳ thời Minh có tên “Hà Văn Tú Ngọc Xoa Ký” và được Tào Hiền chuyển thể thành Việt kịch vào những năm 1940.

2. Nội dung vở diễn

Hà Văn Tú là một vở kịch truyền thống của nghệ thuật Việt kịch (越剧). Nguyên bản gồm hai phần (thượng bản và hạ bản), thường được trình diễn trong hai đêm liên tiếp.

Trong phần thượng bản, câu chuyện kể rằng Hà Văn Tú vốn là con nhà quan, cha làm chức lớn, bản thân là một tú tài. Sau đó, vì bị gian thần Nghiêm Tung hãm hại, cả nhà gặp họa, chỉ còn mình Hà Văn Tú may mắn thoát thân, sống bằng nghề hát Đạo Thanh (loại hình hát rong dân gian).

Một ngày, cha của Vương Lan Anh tổ chức tiệc mừng thọ và mời Hà Văn Tú đến nhà hát đạo tình. Vương Lan Anh thấy Hà Văn Tú có thân thế bất hạnh, lại tài hoa và tuấn tú, liền nhờ tỳ nữ dẫn chàng vào hoa viên gặp mặt. Vì cảm thông và ngưỡng mộ, nàng tặng bạc để giúp chàng ăn học và đi thi. Không ngờ bị cha bắt gặp, ông tưởng rằng con gái đã tự ý đính ước với một kẻ hát rong nghèo hèn, làm mất thể diện gia đình, nên ra lệnh cho người nhốt cả hai vào bao tải, thả trôi sông giết chết.

Mẹ của Lan Anh vì thương con nên bí mật sai quản gia mở bao, cứu sống đôi trẻ và cho họ thành thân rồi trốn sang vùng khác sinh sống.

Hai vợ chồng trẻ trốn đến Hải Ninh. Tại đây, tên địa chủ giàu có Trương Đường, dựa vào thế lực của Nghiêm Tung, làm mưa làm gió, áp bức dân lành. Hắn để mắt tới Vương Lan Anh và lập mưu hãm hại Hà Văn Tú. Sau đó, Hà Văn Tú được lính ngục (hoặc lính áp giải) cứu thoát, còn Lan Anh cũng được Dương Ma – chủ quán trà – cứu giúp. Đó là toàn bộ nội dung thượng bản.

Trong hạ bản, gồm các đoạn nổi tiếng như:

 桑园访妻: Tang viên phóng thê (Tìm vợ ở vườn dâu)

哭牌算命: Khóc bài toán mệnh (Khóc trước bài vị và xin bói vận mệnh)

 除奸团圆: Trừ gian đoàn viên (Diệt trừ gian thần, vợ chồng đoàn tụ)

Sau lần thoát chết thứ hai, Hà Văn Tú đỗ đạt làm quan, giữ chức tuần án, trở về Hải Ninh cải trang vi hành. Anh dò ra nơi ở của vợ đúng lúc nàng đang làm lễ giỗ ba năm cho mình. Vì lo sợ tiết lộ thân phận khiến kế hoạch trừ gian thất bại, anh không lập tức nhận mặt vợ, mà giả làm thầy bói an ủi nàng, đồng thời giúp viết đơn kiện. Cuối cùng, anh xử trảm Trương Đường, vợ chồng đoàn tụ.

Ban đầu, vở kịch được diễn đủ cả hai phần. Nhưng về sau, do phần hay nhất đặc sắc nhất của vở diễn nằm ở hạ bản nên thường chỉ diễn phần này.

Xét về cốt truyện, vở diễn vẫn mang mô típ cũ: “Công tử gặp nạn – gặp gỡ nơi hoa viên – đỗ đạt vinh hiển – đoàn tụ mỹ mãn”. Tuy nhiên, nó vẫn khắc họa rõ nét cuộc đấu tranh giữa thiện và ác. Những cảnh như “Tang viên phóng thê” hay “Khóc bài toán mệnh” mang màu sắc đặc trưng, là những phân đoạn kinh điển, thường xuyên được biểu diễn và rất được khán giả yêu thích, quen thuộc cả lời ca và làn điệu.

 

 

 

 

Nhận xét